Nếu em bé 3 tuổi không cho bạn mượn đồ chơi, cha mẹ nên làm gì?

Câu chuyện được tác giả Mika Wakura kể lại trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con lắng nghe hơn là la mắng”.

Bé Ren 3 tuổi cùng mẹ đến dự buổi thuyết trình. Cậu bé ngồi chơi ở góc phòng nhưng rồi đột nhiên khóc toáng lên. Hỏi ra mới biết, cậu bé không cho bạn mượn đồ chơi nên dẫn tới cãi nhau. Người mẹ rất ngạc nhiên, sau đó nổi giận “Ren! Con cho bạn mượn đồ chơi đi! Tại sao lúc nào con cũng như vậy nhỉ? Con hư quá!”

Chứng kiến hành động trên đây, tác giả đã giải thích cho người làm cha mẹ hiểu rằng trẻ em trong độ tuổi lên 3 của Ren thường thích sở hữu đồ đạc của mình, chưa biết chia sẻ với người khác. Đó là đặc điểm tâm lý chung và sẽ chấm dứt theo thời gian, vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng.

Bà cũng gợi ý mẹ Ren cách xử lý như sau:

“Bà tiến lại cậu bé và nhẹ nhàng nói:

  • Vì Ren rất chích món đồ chơi này nên không cho bạn mượn phải không? Ren quay đi và gật đầu.
  • Cháu vẫn muốn tiếp tục chơi món đồ chơi này phải không? Lần này Ren nhìn bà không chớp mắt và gật đầu. Vậy là cậu bé đã mở lòng một chút rồi.
  • Vậy khi con chơi xong món đồ chơi này thì con hãy cho bạn Hiroto mượn nhé. Ren nói “vâng ạ”.”

Như vậy lời khuyên của tác giả trong tình hính này đó là:

  1. Nếu không quá nguy cấp, cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận.
  2. Đừng vội dán nhãn một hành động nào đó của trẻ là xấu, hãy khéo léo tìm hiểu sự thật phía sau hành động đó.
  3. Nếu trẻ bị la mắng phủ đầu, trẻ sẽ trở lên khép kín, không bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.

Như vậy, có một thực tế là rất nhiều khi cha mẹ la mắng hay phạt trẻ xuất phát từ những bực dọc của bản thân mình, những lo lắng về việc mình có phải là một người làm cha mẹ tốt hay không. Tất cả các cảm giác đó hòan toàn bình thường, nhưng điều tốt nhất đó là bạn hãy học cách làm chủ cảm xúc của mình. Trong trường hợp không được, hãy xin lỗi và thể hiện nhiều tình cảm với con khi có thể.


Bài viết liên quan